Hiện nay bất kỳ cá nhân, tổ chức nào muốn đi vay tiền thì chắc cần cần có tài sản để đảm bảo. Vậy tài sản đảm bảo là gì và những tài sản nào đủ tiêu chuẩn là tài sản đảm bảo. Tài sản này nhằm cam kết và đảm bảo với ngân hàng, công ty tài chính, tổ chức tín dụng. Hãy cùng tìm hiểu để cả bên đảm bảo, bên nhận đảm bảo và bên thứ 3 không xảy ra tranh chấp.
Tài sản đảm bảo là gì?
Theo Luật dân sự 2015, điều 105 nói về tài sản là vật hay tiền, các giấy tờ có giá, bao gồm cả quyền tài sản, cùng với động sản và bất động sản. Theo đó tài sản đảm bảo là tài sản bên đảm bảo dùng để đảm bảo, cam kết với bên nhận đảm bảo về việc thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Những tài sản đó phải thuộc sự sở hữu của bên đảm bảo, hiện tại không có tranh chấp gì. Hơn nữa phải là tài sản được phép giao dịch, kể cả quyền sử dụng đất, ngoài ra cũng có thể do người thứ 3 sở hữu. Tuy nhiên phải được thỏa thuận giữa người thứ 3 với bên đảm bảo và bên nhận đảm bảo.
Tài sản đảm bảo được tồn tại dưới 3 hình thức chính mà khách hàng có thể áp dụng khi đi vay. Đó là quyền tài sản gồm quyền đòi nợ, quyền góp vốn kinh doanh, lợi tức, quyền được nhận bảo hiểm. Cùng với quyền công nghiệp, quyền tác giả, quyền khai thác tài nguyên và một số quyền khác.
Hình thức thứ 2 là đảm bảo bằng các giấy tờ có giá, ví dụ như kỳ phiếu, thương phiếu, tín phiếu, trái phiếu, cổ phiếu,… Hình thức thứ 3 là các phương tiện giao thông, máy móc thiết bị, kim khí đá quý hay nguyên vật liệu hàng hóa.
Điều kiện công nhận là tài sản đảm bảo
Trong Bộ luật dân sự 2015, điều 295 có quy định về tài sản đảm bảo phải thỏa mãn một số điều kiện. Ngoài 2 biện pháp đảm bảo là bảo lưu quyền sở hữu/ cầm giữ thì tài sản đảm bảo phải thuộc sự sở hữu của chính chủ bên đảm bảo. Điều kiện này nhằm giúp bên nhận đảm bảo bớt rủi ro và an toàn hơn trong quá trình thực hiện.
Những tài sản đã được hình thành và quyền sở hữu được chủ thể xác lập trước thời điểm xác lập giao dịch được gọi là tài sản hiện có. Những tài sản được bên đảm bảo sở hữu sau khi giao dịch hoặc nghĩa vụ được thực hiện/ giao kết được gọi là những tài sản hình thành trong tương lai.Tài sản đó phải xác định được, có thể được mô tả chung do không phải tài sản nào cũng có sẵn ở hiện tại mà có thể hình thành trong tương lai.
Ngoài ra giá trị của tài sản dùng để đảm bảo có thể bằng giá trị của nghĩa vụ được đảm bảo hoặc lớn hơn/ nhỏ hơn đều được. Tuy nhiên phổ biến nhất là lớn hơn để khi xử lý tài sản đó, số tiền thu được đủ để thanh toán chi phí xử lý tài sản, bảo quản hay chi phí tài chính khác.
Quy định tài sản đảm bảo khi vay ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước đã ban hành thông tư quy định về những tài sản được dùng để vay vốn, đảm bảo tiền vay. Các ngân hàng, tổ chức tín dụng chấp nhận những tài sản gồm nhà ở, tài sản gắn liền với nhà ở, các công trình gắn liền với đất. Hoặc sổ tiết kiệm, ô tô, xe máy, sổ lương,… cũng được chấp nhận.
Bên cạnh đó còn có giá trị quyền sử dụng đất, bất động sản sau thời điểm ký giao dịch, lợi tức. Hay các tài sản hình thành từ vốn vay, các bất động sản bên thế chấp có quyền nhận, các tài sản hình thành trong tương lai khác. Khi đi vay vốn tại ngân hàng, tài sản đảm bảo có thể là tàu biển (được Bộ luật Hàng hải Việt Nam quy định), máy bay (được Luật Hàng không dân dụng Việt Nam quy định) chỉ trong trường hợp cần thiết.
Một số chú ý về xử lý tài sản đảm bảo
Có 3 phương thức xử lý tài sản đảm bảo chính là bán đấu giá, bên nhận đảm bảo sở hữu hoặc tự bán tài sản. Khi dùng tài sản đảm bảo thế chấp để vay vốn cần lưu ý đăng ký giao dịch đảm bảo, trong hợp đồng phải quy định rõ quyền được ưu tiên xử lý tài sản.
Nên thuê đơn vị thẩm định giá độc lập và thỏa thuận với khách hàng về việc xử lý tài sản. Khi đó bên nhận đảm bảo cần có văn bản thông báo cho bên đảm bảo theo quy định. Nội dung gồm lý do xử lý tài sản, giá trị nghĩa vụ, loại tài sản, thời hạn, địa điểm chuyển giao tài sản. Xử lý tài sản đảm bảo trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ, hoặc do vi phạm quy định, vi phạm thỏa thuận giữa các bên.
Qua bài viết này chắc chắn bạn đã hiểu tài sản đảm bảo là gì cũng như các hình thức hiện của nó. Và khi muốn vay vốn ở ngân hàng, tổ chức tín dụng thì những tài sản nào được thỏa mãn. Từ đó thuận lợi hơn trong quá trình vay vốn, ít xảy ra khúc mắc, lúng túng.