Ăn mì tôm có tốt không là một trong những vấn đề được quan tâm chú ý khi con người ngày càng bận rộn và mì tôm là cách giải quyết nhanh nhất. Vậy thì Ăn mì tôm có tốt không? Nên ăn mì tôm như thế nào cho đúng cách thì bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Ăn mì tôm có tốt không?
Mì tôm là một món ăn khá phổ biến thế nhưng vẫn có nhiều người chưa biết được ăn mì tôm có tốt không? Như chúng ta đã biết thì cơ thể con người muốn khỏe mạnh thì phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng như: protein, mỡ, vitamin và nước. Nếu thiếu một trong các nhóm chất này thì cơ thể dễ mệt mỏi và bệnh tật… Thành phần chủ yếu của mì tôm là bột mì và chất phụ gia. Lượng calo có trong mì tôm chứa nhiều carbohydrate làm cho cơ thể tăng đến 33,7% chất béo và tăng lượng 10,7% lượng protein thực vật. Nếu như chỉ ăn mì tôm như bữa phụ thì không sao nhưng nếu làm bữa chính thì cơ thể sẽ thiếu khá nhiều chất dinh dưỡng.
Không những thiếu dinh dưỡng mà mì tôm còn có chứa nhiều chất phụ gia gây hại đến sức khỏe con người. Bên cạnh đó thì mì tôm chứa một lượng muối rất cao và gấp 1,8 lần so với nhu cầu bình thường của con người. Vì thế khi ăn nhiều mì tôm làm tăng áp lực lên thận dẫn đến nguy cơ bị sỏi thận. Ngoài ra thì lượng chất phụ gia với chất bảo quản có trong mì tôm đồng thời cũng khiến dạ dày của bạn làm việc vất vả hơn. Việc ăn mì tôm không chỉ nghèo dinh dưỡng mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tổn hại đến sức khỏe của con người.
Phân tích một số tác hại khi ăn nhiều mì tôm
Nếu đã đọc đến đây thì chắc hẳn bạn đã hiểu được ăn mì tôm có tốt không? Việc ăn nhiều mì tôm gây ra những tác hại khôn lường đối với cơ thể mà nhiều người vẫn rất chủ quan. Dưới đây tôi sẽ phân tích một số tác hại chính của mì tôm:
Ăn mì tôm gây béo phì
Nhiều người có sở thích ăn mì tôm vào sáng sớm. Nhưng một lưu ý bạn không nên ăn quá nhiều mì tôm vì nó sẽ khiến cơ thể nạp thêm lượng chất béo khá nhiều. Khi hàm lượng chất béo và calo tăng cao thì bạn dễ mắc bệnh béo phì. Bên cạnh đó còn gia tăng nguy cơ tim mạch, tiểu đường, lượng cholesterol cao… Từ đó bạn sẽ dễ bị đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, tim đập rất nhanh…
Làm đẩy nhanh quá trình lão hóa
Bạn biết đấy chất mỡ có trong mì tôm thường sẽ được thêm vào chất chống oxy hóa. Vậy nên khi dung nạp một thời gian dài chất chống oxy hóa này vào cơ thể thì nó sẽ ảnh hưởng đến hệ nội tiết và đẩy nhanh quá trình lão hóa trong cơ thể của bạn.
Gây ra bệnh tiểu đường và tim mạch
Chắc chắn không ai trong chúng ta muốn mắc các bệnh về tim mạch và tiểu đường. Thế nên bạn cần hạn chế ăn mì tôm thường xuyên nếu như không muốn đối mặt với các bệnh về huyết áp, xơ vữa động mạch hay thậm chí là đột quỵ.
Một lý do đó là mì tôm chứa rất nhiều chất béo. Đặc biệt đó chính là chất béo bão hòa và transfat vô cùng có hại cho sức khỏe con người. Và người lớn tuổi và những người có tiền sử bị bệnh tim mạch thì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Gây ung thư
Một tác hại của mì tôm mà ai ai cũng phải kiêng dè đó chính là gây ung thư. Sự độc hại của mì tôm và các thành phần phụ gia khác chẳng hạn như: màu thực phẩm, muối và cả chất béo bão hòa… là những yếu tố dẫn đến ung thư. Ăn mì tôm trong một khoảng thời gian dài có thể gây táo bón làm phân lưu lại trong đại trang. Đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến ung trực tràng.
Không những thế thì thường xuyên ăn mì tôm dễ dẫn đến các bệnh về tim mạch như: cao huyết áp, xơ vữa động mạch…
Gây sỏi thận
Trong mì tôm có rất nhiều muối và khi ăn nhiều nó vô tình làm hại thận của bạn và thậm chí là gây sỏi thận. Tuy mì tôm có chứa phosphate cải thiện mùi vị tuy nhiên thì nó dễ gây loãng xương, mất xương hoặc răng.
Vậy nên theo các chuyên gia dinh dưỡng thì chỉ nên ăn mì tôm 1 -2 lần/ tuần. Và khi sử dụng để hạn chế tối đa những tác hại từ mì tôm thì bạn nên lưu ý là trụng mì với nước sôi và đổ đi. Sau đó mới nấu mì với nước sôi một lần nữa rồi mới dùng.
Lời kết
Trên đây là bài viết ăn mì tôm có tốt không? Nên ăn mì tôm như thế nào cho đúng cách. Hãy thường xuyên theo dõi những bài viết mới nhất từ chúng tôi để cập nhật những kiến thức bổ ích khác.