Ông Phạm Nhật Vượng, tỷ phú Đôla đầu tiên của Việt Nam với hệ sinh thái Vingroup kinh doanh đa dạng lĩnh vực như bất động sản Vinhome, hệ thống siêu thị Vinmart và nổi tiếng nhất là hãng xe Vinfast. Được xem là tỷ phú giàu nhất Việt Nam nhưng ông lại là người khá kín tiếng với truyền thông, rất hiếm khi thấy ông tham họp báo hay xuất hiện trên truyền hình. Buổi chia sẻ với Viettel là lần hiếm hoi tỷ phú Phạm Nhật Vượng tham gia. Hãy cùng tìm hiểu xem tỷ phú Phạm Nhật Vượng nói chuyện với Viettel đã chia sẻ những thông tin thú vị nào nhé!
Phạm Nhật Vượng nói chuyện với Viettel: Mong muốn biến Vingroup thành một tổ chức học tập
- Đích thân ông Vượng sẽ trực tiếp chỉ đạo chương trình học tầm và tham gia giảng dạy cho toàn bộ các cán bộ quản lý thuộc Vingroup hàng tuần
- Mối cấp quản lý hàng tuần phải bỏ ra ít nhất 1 giờ để đào tạo cho nhân viên thuộc phạm vị quản lý của mình để nâng cao năng lực.
Doanh nghiệp nên kinh doanh đa ngành hay một ngành?
- Kinh doanh đa ngành rất tốt, ngành mới thì cần phải học hỏi trau dồi kiến thức.
- Người chưa hiểu về ngành vẫn có thể thành công chỉ cần tư duy và chăm học hỏi.
- Để kinh doanh thành công thì điều đầu tiên là phải có đam mê, tiếp theo phải chăm học hỏi, sau đó cần lăn xả với công việc và phải có máu liều thì mới có thể thành công.
Thuê người Tây – Đánh người Tây
– Một số ngành nghề thì người Việt Nam có trả lương cao cũng không làm được cần người nước ngoài có kiến thức chuyên môn cao mới có thể đảm nhiệm công việc.
– Người Tây hơn chúng ta cái gì: khi làm việc thì mọi thứ đều phải chuẩn chỉ, đúng quy trình công việc.
– Chúng ta hơn người Tây cái gì: sáng tạo trong công việc, linh hoạt xử lý tình huống, quyết liệt, sẵn sàng tiếp thu sai thì sửa.
– Hiện nay: Nguồn nhân lực nước ngoài chỉ là thứ cấp. Người Tây dùng chiêu gì chúng ta cũng có thể dùng chiêu tương ứng để hóa giải
– Cuộc chiến giữa Tây – Ta rất giằng co, ứng biến tiếp chiêu nhau hàng ngày
– Theo như chia sẻ tỷ phú Phạm Nhật Vượng nói chuyện với Viettel: Viettel có thể học được từ “Tây xịn” – Những người Tây làm chủ lớn từ phương thức hoạt động, tổ chức và cải thiện hiệu quả làm việc.
Quy mô – Chiến lược
– Đã không làm thì thôi, một khi đã làm là phải làm thật lớn, thật quyết liệt.
– Doanh nghiệp hãy trở thành người bán buôn, đừng đi bán lẻ.
– Cần tiên phong, nhanh chóng bao phủ và chiếm lĩnh toàn bộ thị trường trước khi đối thủ kịp ra tay
– Phân phối đến thời điểm chuyển hướng – Lấy nông thôn vây thành thị
– Chiến lược hợp tác: Bài học từ các doanh nghiệp nước ngoài: đoàn kết, giúp nhau cùng đi lên.
Chiến lược đầu tư nước ngoài
– Trong buổi chia sẻ, tỷ phú Phạm Nhật Vượng nói chuyện với Viettel rằng Vingroup cũng đang nghiên cứu 1 số thị trường nước ngoài, tương lai tập đoàn sẽ đầu tư phát triển mạnh mẽ ra ngoài Việt Nam.
– Vingroup sẵn sàng xây dựng một thương hiệu khách sạn đẳng cấp quốc tế ở 1 số nước lớn trên thế giới bao gồm: Mỹ, Úc…(Tập đoàn sẽ đầu tư chi phí rất lớn để xây dựng branding, chấp nhận rủi ro).
– Giám đốc của Viettel cũng chia sẻ: không nên đi vào thị trường đã phát triển; nên đi vào thị trường chưa hoặc đang phát triển.
Tư duy Marketing bán buôn
Không xây dựng đội Sales riêng để bán lẻ mà hãy xây dựng đội ngũ đại lý có trách nhiệm thực hiện phân phối bán hàng ăn hoa hồng.
Đại diện cho Tư nhân – Nhà nước là Vingroup-Viettel
– Tập đoàn Viettel là doanh nghiệp Nhà nước nhưng làm như tư nhân (bản thân những người Viettel tự nhận như vậy).
– Tại doanh nghiệp tư nhân không làm được thì “chém” ngay. Tuy nhiên, Viettel không như vậy, không có quyền sinh sát nhân viên. Viettel chỉ làm tốt những lĩnh vực doanh nghiệp Nhà nước làm được; thử lấn sang lĩnh vực mà doanh nghiệp tư nhân đang làm tốt thì chưa tốt, ví dụ lĩnh vực bán lẻ.
– Hai bên không nhất thiết cần đi song hành nhưng phải đi cùng nhau, mỗi doanh nghiệp cần phải phát huy tối đa thế mạnh riêng của mình.
– Doanh nghiệp tư nhân và Doanh nghiệp nhà nước hai bên có thể hỗ trợ ưu tiên dùng sản phẩm của nhau để cùng phát triển
– Hợp tác trên nguyên lý Thị trường: Hai bên đã chốt deal tại bàn: Vingroup giao 6ha diện tích đất tại Phạm Hùng mà Vingroup định làm chung cư cho Viettel làm Tổng hành dinh.
Rủi ro là trong kinh doanh
– Rủi ro là tất yếu, với ngành kinh doanh càng rủi ro thì lợi nhuận càng cao, khả năng phát triển càng lớn.
– Doanh nghiệp phải biết chấp nhận rủi ro để phát triển.
– Quyết định đầu tư kinh doanh phải thật nhanh và liều (trong 12h đồng hồ) nhưng phải có tính toán
– Với quy mô kinh doanh lớn thì chắc chắn sẽ có tỷ lệ rủi ro, điểu doanh nghiệp cần làm đó là làm sao để kiểm soát, giảm thiểu tỷ lệ rủi ro.
Trên đây là tóm tắt các ý chính mà tỷ phú Phạm Nhật Vượng nói chuyện với Viettel. Qua những thông tin vắn tắt này, chúng tôi hy vọng các bạn đọc, đặc biệt là những người đang ở vị trí quản lý, lãnh đạo cũng có thể rút ra bài học cho riêng mình để phát triển bản thân và dẫn dắt doanh nghiệp cùng phát triển.