Ho ra máu là bệnh gì, liệu có nguy hiểm đến tính mạng hay không? Người bệnh cần phải làm gì khi bị ho ra máu? Tất cả sẽ được chúng tôi trả lời chi tiết thông qua bài viết dưới đây.
Ho ra máu là bệnh gì?
Ho ra máu có thể là triệu chứng nền của một trong số các bệnh như:
- Lao phổi
- Giãn phế quản
- Ung thư phổi, viêm phổi
- Bệnh lý về bộ phận phế quản: Viêm phế quản cấp tính và mạn tính, hen phế quản.
- Bệnh lý về tim mạch: làm suy tim, huyết áp tăng cao
- Bệnh lý về toàn thân: Nhiễm khuẩn huyết, bệnh thiếu vitamin C…
- Nguyên nhân do các bệnh lý ngoại khoa tác động: Chấn thương, đụng giập lồng ngực, gãy xương sườn.
Để kết luận nguyên nhân gây ho ra máu là bệnh gì các bác sĩ cần thực hiện thêm các xét nghiệm khác như chụp X-quang, chụp cắt lớp CT, sinh thiết để phát hiện ra những bất thường liên quan đến cơ quan hô hấp.
Sự nguy hiểm của việc ho ra máu ra sao?
Ho ra máu tươi có tính chất ồ ạt, máu tràn ra đột ngột với số lượng lớn không kiểm soát được sẽ gây ảnh hưởng đến toàn bộ huyết động và rất dễ gây trụy tuần hoàn. Bệnh nhân ho ra máu có biểu hiện như da xanh, niêm mạc nhợt, mạch nhanh, tụt huyết áp, suy hô hấp cấp.
Tùy thuộc vào mức độ ho ra máu và tình trạng bệnh của bệnh nhân có nhịp thở nhanh, môi tím và đầu chi. Nếu không được nhập viện sớm và điều trị kịp thời có thể sẽ dẫn đến hôn mê và gây tử vong. Người bệnh bị ho ra máu nhiều có thể gây sốc đối với cơ thể do hạ huyết áp, sốc mất máu quá nhiều.
Người bệnh cần phải làm gì khi bị ho ra máu?
Tùy vào từng tình trạng nặng hay nhẹ, nguyên nhân gây hiện tượng ho ra máu mà người bệnh có thể lựa chọn điều trị tại nhà hoặc đến bệnh viện.
Ho ra máu nhẹ
Lượng máu ho ra nhỏ hơn 50ml/ngày. Máu ho ra chỉ thành từng vệt, lẫn trong đờm hoặc chỉ ho ra vài ngụm máu nhỏ li ti. Trong trường hợp này, việc cần thực hiện là cho bệnh nhân nghỉ ngơi yên tĩnh, dùng các loại thuốc an thần cầm máu, giúp giảm ho, ăn các thức ăn lỏng (sữa, súp) hoặc hơi lỏng (cháo, mì, miến, phở…). Không nên cho người bệnh ăn các thức ăn gây khó tiêu, không uống các đồ uống có chứa cồn hoặc các chất kích thích.
Nếu bệnh nhân cầm được máu và đã ổn định trở lại thì vẫn cần phải đi khám sức khỏe xác định nguyên nhân gây ra tình trạng ho ra máu để có phương pháp điều trị triệt để. Nếu ho ra máu nhiều hơn hoặc ra máu dai dẳng thì phải đến điều trị, theo dõi tại bệnh viện.
Ho ra máu trung bình
Lượng máu ho ra dao động từ 50 – 200 ml/ngày. Bệnh nhân cần phải được đưa đến bệnh viện để điều trị triệt để.
Ho ra máu nặng
Lượng máu ho ra nhiều hơn 200ml/ngày. Bệnh nhân cần phải được điều trị và theo dõi lâu dài tại bệnh viện. Nếu như mất máu quá nhiều trong trường hợp cần thiết phải truyền thêm máu bổ sung.
Ho ra máu là một tình trạng bệnh lý hết sức đáng lo của cơ thể, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bạn. Vì vậy cần phải có các biện pháp để phòng ngừa tình trạng ho này một cách chủ động, hợp lý bằng cách không hút thuốc lá, điều trị huyết áp, điều trị triệt để các căn bệnh về hô hấp,…
Giải pháp tạm thời để làm giảm ho ra máu
- Dành thời gian ngủ, nghỉ hợp lý, khoa học.
- Ngủ đủ giấc (từ 7 – 8 tiếng/ngày đối người lớn).
- Không vận động, thể thao quá sức để giảm gánh nặng cho cơ quan phổi
- Kiêng các thực phẩm có chứa chất kích thích như trà đặc, cà phê, ớt cay, rượu, bia, thuốc lá.
- Trong chế độ ăn uống, nên bổ sung thêm các loại thực phẩm có tính chất thanh nhiệt, ăn nhiều trái cây tươi để bổ sung hàm lượng vitamin bị thiếu hụt.
Để trả lời chắc chắn cho tình trạng ho ra máu là bệnh gì bệnh nhân nên tới các trung tâm y tế, bệnh viện uy tín để được bác sĩ chẩn đoán đưa ra kết luận chính xác nhất.